A Lưới là huyện miền núi vùng cao, biên giới nằm phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, với dân số 14.343 hộ/54.402 khẩu, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 76,8%, gồm 5 dân tộc chính sinh sống là Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hy, Kinh và một vài dân tộc khác nhập cư trong những năm gần đây.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, A Lưới là 1 trong 74 huyện nghèo quốc gia giai đoạn 2021-2025, được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
Tháng 7/2022, UBND huyện A Lưới phê duyệt Dự án đầu tư Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại địa bàn huyện,nhằm phát triển các truyền thống, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hóa.From: web game casino
Bên cạnh đó giúp phát huy tối đa các nghề truyền thống tại A Lưới, góp phần phát triển kinh tế cho người dân trên địa bàn, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Dự án có diện tích 5ha, với tổng vốn đầu tư gần 21 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện A Lưới (chủ đầu tư), dự án được khởi công từ tháng 5/2023 tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng (A Lưới), tiến độ thi công 550 ngày.
Đến nay, việc xây dựng các công trình chính của dự án, gồm: Khối nhà sinh hoạt cộng đồng chung, nhà ở truyền thống cho người Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô và các hạng mục phụ trợ khác, như sân, vườn, đường giao thông, điện, nước, trang trí cảnh quan,… đã cơ bản hoàn thành.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng – Thông tin huyện A Lưới, cho biết A Lưới là địa phương có nhiều lễ hội văn hóa, ngành nghề truyền thống, được công nhận di sản và đã được bảo tồn, phát huy hiệu quả.
Nhờ tận dụng, phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng sẵn có, bức tranh vùng cao A Lưới đang ngày càng sáng hơn, qua đó tạo ra nhiều giá trị, quảng bá cho mảnh đất, con người địa phương; tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho người dân, giúp họ thoát nghèo.
Đồng thời, từ các mô hình làm du lịch hiệu quả đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số miền tây Thừa Thiên Huế.
Theo bà Thêm, khi Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới đi vào hoạt động, nhiều lễ hội văn hóa truyền thống, cảnh sinh hoạt thường nhật, nét đẹp cổ truyền độc đáo của các đồng bào sẽ được tập trung tái hiện.
Để các sản phẩm thật sự đặc sắc, hấp dẫn, huyện A Lưới sẽ giao cho các xã trực tiếp khảo sát, xây dựng, tái hiện lại không gian văn hóa cổ xưa của đồng bào trên từng địa bàn, đồng thời phối hợp với các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trao truyền những tư liệu có giá trị cao cho làng văn hóa.
Trong tương lai, làng văn hóa truyền thống sẽ là điểm du lịch cộng đồng độc đáo, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm, qua đó tạo nguồn thu cho địa phương.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết dự kiến công trình sẽ được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 9.
Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, huyện A Lưới tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng giai đoạn 2, trong đó có việc đưa một số hộ dân tiêu biểu, am hiểu các nghề truyền thống, văn hóa cổ truyền vào sống trong khu vực dự án để giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.